Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Bệnh lao phổi và những vấn đề ai cũng cần biết

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), số người mắc bệnh lao phổi chiếm tới ⅓ dân số thế giới, ước tính mỗi năm có 9 triệu ca mắc mới và khoảng 1,5 triệu người chết vì lao. Trong đó, lao phổi chiếm tới 80-85% số ca nhiễm lao. Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong tổng số 22 quốc gia có tỷ lệ người nhiễm lao cao nhất thế giới.

Bệnh lao phổi là gì?

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Lao có thể gặp ở nhiều cơ quan như lao xương, lao màng phổi, lao màng bụng, lao phổi, lao tiết niệu – sinh dục, lao hạch…Trong đó, khoảng 80 – 85% là lao phổi và là nguồn lây nhiễm chính cho mọi người xung quanh qua các hoạt động hô hấp như ho, hắt hơi, khạc đờm,…

Bệnh lao phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gặp ở bất cứ thời gian nào trong cuộc đời. Bệnh hay gặp ở trẻ em, người già, phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường hay HIV, những người dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

bệnh nhân lao
Bệnh lao phổi có thể lây theo đường hô hấp thông thường (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi không có vật trung gian truyền bệnh hay ổ chứa mầm bệnh trong tự nhiên. Nó là bệnh truyền nhiễm lây từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các hoạt động của hô hấp như là ho, khạc đờm,… Khi có các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, ẩm ướt tiếp xúc với các chất thải chứa vi khuẩn lao thì vi khuẩn lao sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và phát triển gây ra bệnh lao phổi. Chúng có thể tồn tại trong môi trường acid và cồn trong khi ở môi trường này các vi khuẩn khác không thể tồn tại được.

Ngoài ra, vi khuẩn này có thể tồn tại nhiều tuần trong các chất thải như đờm và bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh sáng mặt trời, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút. Chính vì những đặc điểm này khiến bệnh lao dễ dàng lây qua con đường hô hấp đặc biệt lây lan mạnh khi tiếp xúc lâu dài với người mắc bệnh lao phổi nhưng không điều trị. Cứ khoảng 1 người bị lao phổi ho khạc đờm ra vi khuẩn sẽ lây nhiễm cho 10 đến 15 người khỏe mạnh. Tuy nhiên người bị bệnh lao phổi nếu được điều trị thì nguy cơ nhiễm lao phổi cho người lành là rất thấp.

Triệu chứng của bệnh lao phổi

  • Có khoảng 90% người bị bệnh lao có một hay các triệu chứng sau:
    Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu). Đây là triệu chứng quan trọng nhất và là triệu chứng chủ yếu khiến người bệnh đi khám. Ho thường là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp như là viêm phổi, viêm phế quản,…Tuy nhiên nếu ho kéo dài và không giảm sau khi điều trị kháng sinh thì cần nghĩ ngày có thể là lao phổi.
  • Đau ngực hoặc đôi khi có cảm giác khó thở.
  • Ngoài ra có thể có các triệu chứng toàn thân:
  • Sút cân, mệt mỏi, chán ăn.
  • Sốt cao dao động hoặc sốt nhẹ về chiều.
  • Ra nhiều mồ hôi “trộm” vào ban đêm.
lao phổi
Bệnh nhân lao có các triệu chứng tổn thương hệ hô hấp (Nguồn: Internet).

Chẩn đoán bệnh lao phổi

Ngoài các triệu chứng người bệnh có thể nhận thấy như là ho dai dẳng kéo dài trên 2 tuần, ho máu, đau ngực, sốt nhẹ về chiều, sút cân mệt mỏi thì cần khai thác tiền sử có tiếp xúc với những người trong vùng dịch tễ bị lao không và cần làm thêm các xét nghiệm để xác định sự có mặt của vi khuẩn lao trong đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản. Một vài xét nghiệm thông thường để chẩn đoán lao như:

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB: tất cả những người nghi bị nhiễm lao đều phải làm xét nghiệm này. Thông thường để thuận lợi cho người bệnh, nhân viên y tế sẽ lấy 2 mẫu bệnh phẩm đờm ở 2 thời điểm khác nhau cách nhau ít nhất là 2 giờ để làm xét nghiệm.
  • Lao phổi AFB(+): ít nhất một mẫu đờm hoặc dịch phế quản có tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn lao.
  • Lao phổi AFB (-):  ít nhất 2 mẫu đờm không tìm thấy vi khuẩn lao. Tuy nhiên người được chẩn đoán lao phổi AFB (-) cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện là có bằng chứng của sự có mặt vi khuẩn lao trong đờm hoặc dịch phế quản qua nuôi cấy hoặc có tổn thương trên X-quang phổi, lâm sàng có triệu chứng của lao.
  • Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: nuôi cấy trong môi trường đặc cho kết quả sau 3-4 tuần. Nuôi cấy trong môi trường MGIT cho kết quả dương tính sau 2 tuần.
  • X-quang phổi thường quy: có hình ảnh tổn thương phổi thâm nhiễm, dạng hang, nốt,…
    Tuy nhiên bệnh lao phổi cũng được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như áp xe phổi, ung thư phổi, viêm phổi.
bệnh lao
Bệnh nhân lao cần được chăm sóc đặc biệt (Nguồn: Internet).

Điều trị lao phổi

Lao phổi không phải bệnh không chữa được. Chỉ cần tuân thủ phác đồ điều trị người bệnh có thể khỏi hoàn toàn và nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

Một số thuốc chống lao thường dùng: Isoniazid, Rifampicin, pyrazinamid, Streptomycin, Ethambutol. Các thuốc này có thể có một vài tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, gan to, tăng men gan. Vì vậy khi điều trị lao phổi người bệnh cần được theo dõi ở cơ sở y tế.

Nguyên tắc điều trị:

  • Phối hợp các thuốc chống lao: thông thường phối hợp ít nhất 3 thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 thuốc trong giai đoạn duy trì.
  • Phải sử dụng đúng liều.
  • Phải dùng thuốc đều đặn: khuyến cáo nên sử dụng thuốc vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để thuốc có thể hấp thu tối đa.
  • Phải sử dụng thuốc đủ thời gian bao gồm cả giai đoạn tấn công và duy trì: tấn công là 8 tháng và tổng thời gian điều trị là 20 tháng.
  • Người bị bệnh lao cần có ý thức để tránh lây nhiễm lao cho người khác như đeo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi, hạn chế tiếp xúc ở giai đoạn hoạt động mạnh của bệnh.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn đọc có thể tham khảo:

Bài viết trên đây gửi tới độc giả một vài thông tin cần thiết về bệnh lao phổi. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết để hạn chế sự gia tăng bệnh lao phổi nhé!


SOURCE COPY
Thẩm mỹ viện uy tín Diamond
https://ift.tt/2jEPimk
0909450645
179 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3
Thẩm mỹ viện uy tín Diamond
https://ift.tt/2NWnWXt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét